1 – Bạn chỉ có thể khử trùng các thiết bị đã được làm sạch
Các thiết bị phải được loại bỏ sạch các cặn hữu cơ trước khi tiến hành khử trùng. Chỉ vì bạn không thể nhìn thấy các protein hữu cơ trên thiết bị, không có nghĩa là chúng không ở đó. Đối với ngành bia nói chung, phải loại bỏ hoàn toàn đá bia và protein ra khỏi đường ống và thiết bị. Hai loại chất tẩy rửa kiềm tốt nhất để sử dụng loại bỏ đá bia là hóa chất ăn mòn clo và hợp chất oxy hóa (như PBW). Các hỗn hợp này hoạt động nhanh hơn ở nhiệt độ thấp hơn so với các hỗn hợp khác.
2 – Các dụng cụ, thiết bị bẩn luôn tồn tại vi khuẩn
Nếu không làm sạch các cặn, thì đó chính là nơi trú ngụ tốt cho các loại vi khuẩn. Rất nhiều hóa chất khử trùng có thể phản ứng với các cặn hữu cơ còn lại trong thiết bị trước khi tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, các thiết bị không được rửa tráng cũng được coi là thiết bị, dụng cụ bẩn. Nếu bạn dùng hóa chất tẩy rửa và không dùng nước để tráng sạch thì khi bổ sung chất diệt khuẩn, các hóa chất này sẽ trung hòa. Đây chính là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn hoạt động và phát triển.
3 – Làm sạch, tẩy rửa không phải là khử trùng
Một số người thường nhầm lẫn 2 bước này là một. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu về bản chất để phân biệt được hai quá trình này: quá trình tẩy rửa, làm sạch để loại bỏ hoàn toàn các cặn vô cơ, hữu cơ, còn quá trình khử trùng nhằm loại có các vi khuẩn có trong thiết bị.
4 – Chất khử trùng không phải là chất tẩy rửa
Đừng đốt cháy giai đoạn. không có bất cứ một giải pháp sử dụng hóa chất nào đáp ứng được cả hai mục đích khử trùng và tẩy rửa.
5 – Thực hiện theo đúng khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng in trên nhãn sản phẩm
Tất cả các hóa chất vệ sinh và khử trùng đều yêu cầu thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và nồng độ xác định để đảm bảo khả năng hoạt động cao nhất. Các thông tin này đều được in trực tiếp lên nhãn, bao bì của sản phẩm.
6 – Không sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo
Tuyệt đối không sử dụng quy tắc “If a little is good, then a lot is better”. Hóa chất là lĩnh vực khoa học đòi hỏi độ chính xác, sử dụng liều lượng cao hơn hoặc thấp hơn đều không an toàn. Nếu sử dụng hóa chất khử trùng vượt quá liều lượng khuyến cáo sẽ làm tăng khả năng diệt khuẩn. Tuy nhiên đối với các hóa chất không cần tráng lại, việc này có thể làm giảm, mất đi hương vị bia hoặc tệ hơn có thể gây ăn mòn thiết bị. Sử dụng liều lượng cao với các chất tẩy rửa gốc kiềm sẽ làm tăng lượng axit sử dụng để trung hòa, đồng thời để lại các màng trắng trên thiết bị sử dụng.
7 – Thời gian tiếp xúc
Mỗi hóa chất với các nồng độ khác nhau ứng với các điều kiện vệ sinh sẽ yêu cầu thời gian tiếp xúc tối thiểu khác nhau. Bạn hãy tưởng tượng như đối với bản thân mình, không thể coi đã tắm gội sạch nếu như chỉ xả nước lên người thôi đúng không?
8 – Luôn luôn cho hóa chất vệ sinh/ khử trùng vào nước. Tuyệt đối không làm ngược lại
Tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho bạn và những người xung quanh. Nếu như bổ sung nước vào hóa chất, đặc biệt các chất có tính háo hước và tỏa nhiệt như xút và axit, sẽ gây bắn các hóa chất ở nhiệt độ cao lên cơ thể. Chắc chắn đây là điều không ai mong muốn vì chúng ta đều biết biết mức độ bỏng hóa chất nguy hiểm như thế nào đúng không?
Source: https://fivestarchemicals.com/blog/the-eight-rules-of-cleaning-and-sanitation/