1. Những xu hướng phát triển ngành F&B năm 2020 tại Việt Nam
Khoảng 5 năm trở lại đây, ngành F&B bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và nhanh chóng “tìm được chỗ đứng cho mình” giữa thị trường ngành hàng dịch vụ ẩm thực rộng lớn. Trong năm 2020, các xu hướng của ngành F&B sẽ phát triển theo chiều hướng:
Nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic tăng cao
Đây là xu hướng mà chúng ta có thể nhận thấy từ ngành dịch vụ F&B trong năm 2019 vừa qua. Nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B vào năm 2020.
Trước nỗi lo vòng vây thực phẩm bẩn, nhu cầu của người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại thực phẩm Organic, được trồng, chế biến và sản xuất 100% hữu cơ, an toàn cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa cũng có chiều hướng gia tăng, khiến cho người tiêu dùng thực sự quan tâm hơn tới chất lượng bữa ăn của gia đình.
Sự phát triển của dịch vụ giao hàng tận nơi
Dịch vụ giao hàng tận nơi tạo sức bật cho F&B phát triển
Đi cùng với sự phát triển và “chiếm lĩnh thị trường” của các loại thực phẩm Organic là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao hàng tận nơi. Trong xu hướng ngành F&B 2020; dịch vụ giao hàng tận nơi sẽ có nhiều đột phá hơn.
Thay vì phải tới tận các nhà hàng hay các cửa hàng tiện lợi; người tiêu dùng có thể mua hàng ngay tại nhà nhờ dịch vụ giao hàng tận nơi. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng mà còn thúc đẩy các ngành dịch vụ liên kết phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng M&A trong các công ty thực phẩm
Một xu hướng nổi bật trong ngành F&B năm 2020 nữa, đó là xu hướng M&A trong các công ty thực phẩm (M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.)
Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm đã nhận ra “cơ hội siêu lợi nhuận” từ F&B. Chính vì thế, M&A đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp.
Nếu như trước đó, các đơn vị sản xuất hoặc phân phối thực phẩm phải thông qua nhiều hình thức trung gian mới có thể tăng sản lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì hiện tại họ có thể kiêm luôn điều đó.
Chẳng hạn, công ty A chuyên cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu làm đồ uống. Trước đó, họ phải qua các đơn vị trung gian như các công ty sản xuất đồ ăn, đồ uống để bán sản phẩm của mình. Nhưng hiện tại, họ đã mở thêm ngành nghề kinh doanh đồ uống và trực tiếp bán sản phẩm từ các nguyên liệu mà đơn vị mình cung cấp bằng cách mua lại các thương hiệu trung gian hoặc xây dựng mới.
Xu hướng M&A rõ ràng không chỉ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển mà còn góp phần mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho doanh nghiệp.
Thương mại điện tử “bùng nổ”
Thương mại điện tử phát triển là xu hướng ngành F&B năm 2020
Một xu hướng ngành F&B 2020 phải nhắc đến nữa, đó là xu hướng “bùng nổ” về thương mại điện tử. Để đáp ứng tối đa và hiệu quả các hoạt động phục vụ dịch vụ ẩm thực, các doanh nghiệp không ngừng kết nối với người tiêu dùng thông qua thương mại điện tử.
Từ việc tiếp thị tới khách hàng thông qua các kênh thông tin cho đến việc lưu trữ, cập nhật nhanh chóng các dữ liệu thông tin của khách hàng trên hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp được các doanh nghiệp tận dụng tối đa.
2. Cơ hội và thách thức cho ngành F&B Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành F&B đã thu được những “tín hiệu” đáng mừng khi triển khai tại các doanh nghiệp. Thị trường F&B Việt Nam 2020 đang có dấu hiệu khởi sắc tốt đẹp.
Những cơ hội cho sự phát triển của ngành F&B tại Việt Nam phải kể đến như:
- Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch gia tăng mạnh mẽ. Điều này thể hiện rất rõ khi số lượng người tiêu dùng tìm đến và sử dụng sản phẩm tại các cửa hàng sạch ngày càng tăng cao.
- Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng yêu thích các dịch vụ cung cấp đồ ăn tận nơi. Đây sẽ là cơ hội rất lớn giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho mình.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam giúp cho các hoạt động của ngành F&B tại các doanh nghiệp thêm “nở rộ”.
Sự khó tính từ khách hàng sẽ là một thách thức rất lớn với những người làm trong ngành F&B
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội tiềm năng, ngành F&B tại thị trường Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức. Những vấn đề mà những người hoạt động trong ngành F&B phải vượt qua, đó là :
- Sự khó tính của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
Xu hướng M&A trong các doanh nghiệp mang tới cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn với ngành F&B tại Việt Nam. Chất lượng dịch vụ sẽ trở thành thước đo; quyết định doanh nghiệp có chiếm được tình cảm của khách hàng hay không.
Sự sáp nhập hoặc thâu tóm các dịch vụ ẩm thực nếu không đảm bảo được chất lượng có thể ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu, khiến cho doanh nghiệp mất đi niềm tin từ khách hàng.
- “Nhiễu sóng” từ các hoạt động thương mại điện tử
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử khiến người tiêu dùng bị “nhiễu sóng” trong việc xác định và lựa chọn thông tin cần thiết.
Để đối mặt với thách thức này, các nhà hoạt động trong ngành F&B cần nắm bắt, xây dựng thông tin cốt lõi, đúng đắn và nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
Nguồn: Sưu tầm