95% thất bại đều bắt nguồn từ tư duy buông xuôi

95% thất bại đều bắt nguồn từ tư duy buông xuôi

Tất cả những thói quen, từ tư duy đến ứng xử, đều được hình thành thông qua quá trình học hỏi. Bởi vì con người có thể luyện tập để hình thành một thói quen mới, nên hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen này để thay vào một thói quen khác, tích cực và mang tính xây dựng. Thay đổi thói quen giúp bạn nhanh chóng bắt tay vào thực hiện và tập trung hoàn thành mục tiêu. Khi đó, bạn sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn và dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.

Phát triển thói quen mới, tích cực hơn

Thói quen dù tích cực hay tiêu cực đều được hình thành qua một quá trình thu nạp thông tin mới và sự lặp lại của các hành động dựa trên những thông tin đó cho đến khi trở thành phản xạ tự nhiên. 

Thách thức niềm tin của bản thân

Để trở nên thành công hơn, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm chứng các giả định tiêu cực mà bạn đặt ra cho mình. Những sinh viên bị điểm kém thường cho rằng mình không thông minh. Nhưng rồi, họ sớm nhận ra rằng rất nhiều người thành công trong các ngành công nghiệp khổng lồ cũng đã từng bị điểm kém như vậy.

Thoát khỏi nỗi sợ

Giới hạn to lớn nhất chính là nỗi sợ thất bại. Con người thường hay lo sợ mất mát, sợ cái nghèo, sợ sai lầm hoặc sợ không đạt được mục tiêu họ tự đặt ra cho chính mình.

Những người mang trong mình nỗi lo thất bại luôn tìm kiếm lý do để trì hoãn tất cả mọi việc, họ chọn chứng minh một ý tưởng tồi thay vì đi tìm một ý tưởng hay, hoặc bị ám ảnh bởi những rủi ro, mất mát về thời gian và tiền bạc. Nỗi lo thất bại, giống như tất cả các nỗi sợ khác, làm tê liệt hành vi, tắc nghẽn ý tưởng, và làm họ cảm thấy hoảng sợ.

Nỗi lo thất bại sẽ khiến bạn ngại thử thách và sợ rủi ro, giống như con voi bị buộc chân, bạn không thể bứt phá. Thay vì tìm cách vươn lên, bạn chỉ nghĩ đến khả năng thất bại và những điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra. Đây là lối tư duy thụ động của 80% dân số thế giới.

 

Từ bỏ suy nghĩ buông xuôi, tự tin với chính mình sẽ giúp bạn vượt qua những giới hạn của bản thân!

Leave a Reply

Close Menu